Tu dưỡng đạo đức Trình_Di

Sống kiềm chế

Với Trình Di, sống kiềm chế(ju jing) là một trong những cách quan trọng nhất cho tu dưỡng tâm trí để sống thuận với “Lý”. Kiềm chế xuất hiện trong Luận ngữ như một hành vi đạo đức mà Graham tóm gọn là “Thái độ mà một người phải có hướng đến Cha mẹ, nhà cầm quyền, tâm hồn của chính mình; nó gồm cả lòng tôn trọng và sự tự chủ, sự chú ý, sự tập trung.”. Nó thường được dịch sang tiếng Anh là “reverence” hay “respect”. Vì vậy trong “Luận ngữ”, lòng tôn trọng là một tiêu chuẩn yêu cầu một cá nhân cần phải biết tự điều chỉnh bản thân mình và chịu lắng nghe và quan sát mọi người, mọi vật xung quanh. Sự tôn trọng nhất thiết phải có một đối tượng cụ thể. Trình Di cho rằng kiềm chế là một sự thỏa hiệp của tâm trí, và Graham chỉ ra rằng “kiềm chế” giống như sự chuyển đổi. Khi Graham dùng nó, như Trình Di, sự kiềm chế với nghĩa là “làm cho sự thỏa hiệp trở thành một quy tắc của tâm trí” (zhu yi). Những gì được hiểu là sự thỏa hiệp là những cái không thể bị phân tâm. Trong khái niệm của Trình Di, nếu tâm trí không nghĩ vẩn vơ, thì nó ở trong tình trạng cân bằng. Khi một người không bị mất tập trung, thì anh ta có thể tránh bị những nỗi lo lắng bởi những tư tưởng sai lệch. Trình Di nói rằng sự thỏa hiệp được gọi là lòng chân thành(cheng). Để bảo tồn lòng chân thành một người không cần phải tìm kiếm nó từ bên ngoài. Sự kiềm chế và lòng chân thành đến từ bên trong. Một người chỉ cần biến “sự thỏa hiệp” trở thành những diều phán xét và từ đó lòng chân thành sẽ được bảo tồn. Nếu một người tu dưỡng bản thân theo cách này, “Lý” sẽ dần trở nên sáng tỏ. Hiểu theo cách này, sự kiềm chế là phương tiên để nuôi dưỡng tâm trí. Trình Di nhấn mạnh rằng sự kiềm chế là con đường tốt nhất đưa con người đến với Đạo.

Trình Di khuyến khích người có học nên tu dưỡng bản thân mình bằng cách “kiềm chế và tự sửa mình trong sự kiềm chế”. Ngoài ra, Ông cũng chỉ ra rằng điều tiết cảm xúc và quản lý suy nghĩ của mình là cách duy nhất để học cách kiềm chế. Chắc chắn rằng việc điều điều tiết cảm xúc và quản lý suy nghĩ của chính mình là một cách thực tế để tu dưỡng bản thân. Cách tu dưỡng này phù hợp với cách hiểu về tâm trí như một thực thể gắn liền với “Khí”. Mâu Tông Tam chỉ ra rằng phương pháp luyện tâm bằng sự kiềm chế này là hoàn toàn khác với phương pháp của Mạnh Tử. Với Mạnh Tử, sự tu dưỡng là nhắm vào việc nhận ra nét đẹp đạo đức có sẵn trong tâm trí, một khái niệm giống với khái niệm Thiên đàng. Vì Tâm trí và “Lý” là không giống nhau trong học thuyết của Trình Di nên dù cho một người có tu dưỡng cao đến mức nào thì chúng vẫn là 2 thực thể tách biệt, và những gì mà một người hy vọng đạt được chỉ có thể là luôn luôn sống thuận theo “Lý”.[2]

Việc học tập

Để đạt tới mục đích tối cao là hiểu được “Lý”, Trình Di nói, một người nên mở rộng kiến thức của mình(zhi zhi) bằng phương pháp “Cách vật” (ge wu). Khái niệm mở rộng tri thức bằng phương pháp “Cách vật” có nguồn gốc từ tác phẩm Đại học(Da Xue), tác phẩm đề cập đến 8 giai đoạn cần thiết của việc tu dưỡng đạo đức đối với nhà cầm quyền muốn nâng cao phẩm hạnh của mình. Trình Di giải thích ý này rằng “sự mở rộng kiến thức có được từ việc xem xét các sự vật”. Từ “Cách”(ge) nghĩa là “tìm hiểu” và “vật”(wu) nghĩa là “các sự vật”. Ông nói tiếp rằng trong mọi sự vật đều tồn tại một cái “Lý” và tìm hiểu các nguyên lý này gọi là “Cách vật”(ge wu). Không quan trọng liệu các sự vật này tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội, chúng ta cần phải tìm đến tận cùng các nguyên lý của nó. Điều đó nghĩa là một người nên, ví dụ, tìm các nguyên lý vì đâu lửa lại nóng, nước thì lạnh cũng như các nguyên lý thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa vua và bầy tôi, cha và con, và các mối quan hệ tương tự khác. Hiểu theo cách này, việc tìm hiểu các sự vật cũng được xem như là việc tìm tòi đến tận cùng nguyên lý(qiong li). Trình Di nhấn mạnh rằng những nguyên lý này không phải tồn tại ở đâu xa mà nằm sữn trong chính bản thân mỗi người.

Vì mỗi sự vật có một nguyên lý cụ thể, Trình Di đề xuất rằng mỗi người nên tìm hiểu mỗi sự vật để hiểu nguyên lý của nó. Ông cũng nói rằng việc tìm hiểu dần dần các sự vật, ngày này qua ngày khác, với một sự nỗ lực đầy đủ, thì mối liên hệ giữa các nguyên lý sẽ dần sáng tỏ. Trình Di chỉ ra rằng có rất nhiều phương pháp để tìm đến tận cùng các nguyên lý, ví dụ, như đọc sách và giải thích các nguyên lý đạo đức trong hoàn cảnh của họ; thảo luận những trường hợp quan trọng, quá khứ và hiện tại, để phân biệt cái gì đúng cái gì sai trong hành động của họ; suy nghĩ thực tế và giải quyết họ một cách phù hợp.

Trình Di chối bỏ quan điểm cho rằng một người nên tìm hiểu tất cả các sự kiện trong thế giới để có thể biết tất cả các nguyên lý. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với việc ông tuyên bố rằng chúng ta nên tìm hiểu mọi sự việc, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu ý ông là “chúng ta nên tìm hiểu mọi sự việc mà chúng ta đối diện”. Trình Di nói rằng nếu một nguyên lý được hiểu một cách hoàn toàn trong một sự việc, thì những nguyên lý còn lại có thể được suy ra từ những điểm giống nhau. Điều này là có thể vì thực tế là vô số các nguyên lý dẫn đến các nguyên lý lớn hơn.

Từ những trình bày trên của Trình Di về vấn đề “Cách vật”, chúng ta có thể suy rộng ra một số ý như sau. Đầu tiên, kiến thức đạt được bằng việc nghiên cứu các sự vật không phải là những kiến thức thực nghiệm. Trình Di đã phân biệt rõ ràng giữa kiến thức đến từ việc quan sát và kiến thức về đạo đức được đề cập bởi Trương Tải. Loại kiến thức đầu tiên là về mối quan hệ giữa các sự việc khác nhau và vì vậy có được nhờ sự quan sát các sự vật trong thế giới vật chất. Loại kiến thức thứ hai không thể có được nhờ quan sát. Vì Trình Di nói rằng “Lý” tận cùng bằng cách “Cách vật” nằm trong bản tính con người, vì vậy không thể đạt tới bằng cách quan sát, và vì vậy không phải là một kiến thức thực nghiệm.

Điều này có thể gây ra sự khó hiểu, nhưng nếu đem so sánh kiến thức của Trình Di với kiến thức của Khoa học, những điều này có thể rõ ràng hơn. Quan trọng là chúng ta cần phải phân biệt giữa phương tiện mà con người dùng để tiếp nhận kiến thức và những thành phần cấu tạo nên kiến thức đó. Một người dùng phương pháp quan sát như một phương tiện để giúp có cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới vật chất nhưng kiến thức một người có được không phải được quan sát bởi tự nhiên. Các nhà khoa học không có những kiến thức khi mà họ nói “Các vật thể có trọng lượng thường được hướng về phía nhau”. Nó khác nhau ở hai khía cạnh: đầu tiên, nội dung trong kiến thức của một người là cái mà họ có thể nói ra bất kì lúc nào như là việc chúng ta có “Lý” nằm sâu trong bản tính. Thứ hai, kiến thức mà chúng ta có được không dựa trên sự quyết định của sự quan sát. Chúng ta biết nó không phải vì buộc phải đặt niềm tin tưởng vào sự quan sát ngoại giới, vì kiến thức được rút ra từ chính bản thân chúng ta. Chúng ta chỉ quan sát ngoại giới để giải phóng kiến thức nội tại này. Vì vậy, chúng ta cần quan sát như một phương tiện, nhưng không nhiều hơn.

Thứ hai, theo Trình Di, “Cách vật” có nghĩa đen là đạt đến một sự việc nào đó. Nó ngụ ý rằng việc xem xét phải được đặt ở thế giới vật chất bên ngoài nơi mà tâm trí sẽ được liên hệ với các sự việc. Chỉ có cách liên hệ trực tiếp với các sự việc chúng ta mới có thể thu được những kiến thức thực tế và phát hiện đến tận cùng nguyên lý của nó.

Thứ ba, Trình Di tin rằng thông qua việc xem xét các sự vật, chúng ta cũng có thể hiểu về các vấn đề đạo đức. Khi một người liên hệ với các sự việc trong thực tế, họ sẽ nắm bắt một cách tự nhiên các sự việc cụ thể và vì vậy kiến thức từ việc quan sát sẽ hình thành. Tuy nhiên, để đạt được những hiểu biết về đạo đức một người không nên chỉ chăm chăm vào việc xem xét các sự việc thực tế mà nên có tầm nhìn rộng hơn để nhận ra những nguyên lý siêu nghiệm, cái mà giải thích cho cả vấn đề tự nhiên và đạo đức. Bản thân những nguyên lý này không phải là những thành phần của kiến thức cần được tìm hiểu, Mâu Tông Tam giải thích.[2]

Mối liên hệ giữa lối sống kiềm chế và việc mở rộng tri thức

Theo Trình Di, học để trở thành một con người gương mẫu(junzi) lệ thuộc vào sự tự soi xét chính mình. Sự tự soi xét thì lại lệ thuộc vào việc có kiến văn quảng bác. Cũng chính bằng việc tự soi xét bản thân một người có thể biến đổi những kiến thức mình quan sát được thành những hiểu biết về Đạo đức. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu tâm trí được tu dưỡng trong việc kiềm chế bản thân. Với việc kiềm chế đúng chỗ, một người có thể nhận ra những nguyên lý siêu nghiệm về các sự việc. Trình Di nhấn mạnh một điều trong quan điểm này: “Không thể mở rộng kiến văn mà không biết kiềm chế”. Điều này cũng giải thích vai trò của lối sống kiềm chế trong việc tiếp thu những hiểu biết về Đạo đức thông qua việc “Cách vật”.

Ngược lại, việc tiếp thụ những hiểu biết về mặt Đạo đức có thể làm vững thêm lối sống kiềm chế và điều chỉnh các sự việc thực tế cho phù hợp với “Lý”. Trình Di mô tả sự vững chắc dần dần này của tâm trí bằng việc tích lũy kiến thức Đạo đức như “tích lũy nghĩa” (ji yi).

Sự tự soi xét đối với Trình Di nghĩa là tu dưỡng tâm trí với lối sống kiềm chế. Tuy nhiên, như được đề cập ở trên, tâm trí không phải là “Lý”, nó chỉ có thể thuận theo “Lý”. Vì kiến thức đạt được từ một tâm trí tập trung bao gồm những nguyên lý siêu nghiệm, những kiến thức đến từ việc tìm tòi là một hành động suy tư nghiêm túc. Mặc dù vậy, hành động này vẫn tuân theo mô hình chủ thể - khách thể của kiến thức. Trái lại, đối với Mạnh Tử, Sự tự soi xét được hiểu theo một góc độ khác. Những hiểu biết về mặt Đạo đức đạt được bằng cách tự soi xét bản thân không phải là một nguyên lý mà tâm trí phải noi theo. Sự hiểu biết là một sự nhận thức về Đạo đức mà thông qua nó bản chất của nó cùng với bản tính tự nhiên của con người và Lý được phô bày. Vì vậy, khách thể của sự hiểu biết không phải là những nguyên lý bên ngoài(mặc dù vốn nằm sẵn trong bản tính con người) mà là chính bản thân tâm trí. Vì vậy, sự nhận biết là sự hiểu biết chính nó. Sự soi xét được hiểu theo cách này không phải là sự nhận thức mỗi, nói đúng hơn là một hoạt động của tâm trí. Trong việc hành động, sự đối lập giữa sự hiểu biết và sự được hiểu biết ít hơn. Ngoài ra, khi mà tâm trí được khởi động, bản tính con người được vận động và “Lý” bộc lộ ra bản thân nó. Vì vậy, tâm trí nhận biết nó như là một vật thể, từ đó “Lý” được tạo ra. Tại điểm này, Trình Di đã chỉ ra điểm khác biệt giữa vật thể của một vật, được hiểu như là một trạng thái cơ bản và thụ động, và tình trạng khởi động là lúc nó thể hiện như một cá tính cụ thể. Giả sử rằng tâm trí của một người nhận định sai khi cho rằng tâm trí có hai phần – một phần chủ động và phần còn lại thì bị động – Trình Di giải thích thêm rằng ông hiểu rằng hai phần đối lập này, trong thực tế, hai khía cạnh của một người và nằm trong bản thân người đó.[2]